Bàn về chữ “Nghĩa” ( 義 ) - XƯA và NAY ! | NHT Books

Bàn về chữ “Nghĩa” ( 義 ) - XƯA và NAY !

Admin sach-tieng-trung-tqf 18/04/2020
NHT Books

Ý nghĩa tượng hình của chữ “Nghĩa”

Chữ Nghĩa 義 gồm bộ Dương 羊(con dê), bộ Ngã 我 (cái tôi).

Dương (con dê) hay sống thành bầy đàn, chúng ăn cỏ và rất lương thiện. Chữ Dương đứng trên chữ Ngã, thể hiện luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình. Chữ Ngã (cái tôi): gồm bộ thủ (cái tay) và bên cạnh là 1 loại vũ khí, có thể quan sát trong chữ Phạt trong Chinh Phạt – hình người đứng (bộ nhân đứng) cầm vũ khí.

Người xưa có câu: Kẻ thù của con người là chính mình. Có thể nhìn ra ý này trong chữ Ngã. Yêu bản thân không phải là nuông chiều sở thích, nuôi dưỡng dục vọng để thỏa mãn bản thân. Mà là tay lăm lăm cầm vũ khí soi xét bản thân mình, nhìn thấy những nhân tâm bất hảo thì đào xới nó lên, đánh đuổi nó đi, làm cho bản thân mình thuần tịnh. Bản thân thuần tịnh rồi thì có thể tìm về chân ngã tiên thiên của mình.

Chữ Nghĩa 義 là quên đi cái tôi vị tư, là vị tha, luôn nghĩ tới người khác, duy trì đạo nghĩa, đạo lý, lợi ích tập thể của những người khác.

Có thểm bạn quan tâm: Sách Chiết Tự Chữ Hán

  • Phân tích chiết tự gần 500 chữ Hán thông dụng
  • Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
  • 70 câu đố chữ Hán trong dân gian

Chữ “Nghĩa” trong lịch sử xưa

Vào cuối của thời nhà Đông Hán, vua Hán nhu nhược, loạn thần hoành hành, thừa tướng Đổng Trác âm mưu cướp ngôi và đoạt vương quyền, xã hội đại loạn, thiên hạ phân chia hình thành ba nước Ngụy – Thục – Ngô, cũng từ đây bắt đầu một thời kỳ giao tranh thống nhất binh quyền.

>>> Xem ngay: 500+ chữ Hán cơ bản thông dụng nên học nhất

Lịch sử Tam Quốc đã khắc họa và diễn giải sâu sắc nội hàm chữ “Nghĩa”, mở đầu là câu chuyện kết nghĩa vườn đào của ba anh em Huyền Đức, Quan Vũ, Dực Đức rồi lần lượt các nhân vật liên tục xuất hiện, phân chia, tranh hùng để rồi mở ra một trang lịch sử một triều đại mới.

Kỳ thực, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là xuyên suốt nội hàm cao siêu của tiêu chuẩn đạo đức, luân lý truyền thống. Nó vượt xa khỏi phạm trù như lời nói “từ trên xuống dưới đều là tranh đoạt lợi” của Mạnh Tử. Nó là một loại cảnh giới vô tư, không vụ lợi và được gọi là “Nghĩa”.

Câu chuyện Quan Vũ “đơn đao phó hội” nổi tiếng ngàn năm, sau này đã được các nghệ nhân kể chuyện đời Tống, đời Nguyên chuyển thành một giai thoại tại nhân gian, được dựng thành những vở kịch nổi tiếng.

Một mình Quan Vũ tay vác bảo đao đi dự tiệc nước Ngô, mặc dù biết quân Đông Ngô có âm mưu hại mình, dự tiệc xong một tay nắm chặt Lỗ Túc (thừa tướng nước Ngô) ra thuyền về thành an toàn. Quân Đông Ngô đã ém binh sẵn bên sông đành phải chịu thúc thủ. Nghĩa khí đó đã làm Lỗ Túc kinh sợ và nể phục.

Đời sau cảm thán khí phách của Quan Vũ, ví việc ấy còn hơn cả Lạn Tương Như nước Triệu thời Chiến quốc, một mình vào dự hội Hàm Trì, xem thường sống chết mà đến gặp vua nhà Tần. Nên được dân gian lưu truyền lại bài thơ:

“Một đao phó hội uống thờ ơ
Coi nhỏ Đông Ngô tựa trẻ thơ
Khí khái anh hùng trong cuộc rượu
Hàm Trì gấp mấy Lạn Tương Như”.

Vì nghĩa mà thả Tào đã diễn giải lên đến đỉnh điểm chữ “Nghĩa”. Chúng ta hãy cùng xem lại trích đoạn “Tam Quốc Diễn Nghĩa” sau:

Đọc thêm: 

Bàn về chữ Duyên 緣 - “ Vạn Sự Tuỳ Duyên “

Học bộ thủ qua thơ - phương pháp học tiếng Trung hiệu quả

 

“Tào Tháo lại tha thiết kể lể :

Nhưng còn qua ngũ quan, trảm lục tướng của tôi thì sao? Vậy mà tôi một dạ không oán, lại chạy theo giã biệt hầu mong tặng lễ vật lộ phí đi đường. Tướng quân há quên chuyện Du Công Chi Tư đuổi theo Tử Trạc Nhu Tủ thời xuân thu sao? Hôm nay, tôi hoàn toàn là bại tướng xin được cầu an vào phút cuối cùng, Vân Trường là bậc đại tướng khoan dung há không một chút niệm tình ư?

Vân Trường suy nghĩ, thấy việc Tào Tháo kể ra không phải là không đúng, nhìn binh Tào người nào người nấy như muốn bật khóc thì Vân Trường động lòng bảo quân dang ra”.

Mặc dù biết thả Tào là vi phạm quân lệnh, Quan Vũ vẫn lựa trọn thả Tào trả ơn nghĩa khi xưa, xem ra thì bình thường nhưng có mấy ai làm được điều đó, trước khi ra trận Quan Vũ đã “Lập Quân Lệnh”, nếu làm trái thì sẽ bị xử trảm theo đúng quân pháp, vì “Nghĩa”, đúng là đã vượt qua cảnh giới sinh tử hoàn toàn không còn nghĩ cho mình…

Lịch sử Tam Quốc đã để lại đời sau biết thế nào là Nghĩa, Trí, Dũng. Chữ “Nghĩa” cũng luôn được người xưa xem trọng, ngay cả giặc cướp cũng phải đề cao chữ “Nghĩa”, khi tập hợp nhau lại, họ gọi là tụ Nghĩa, làm việc phải có Đạo Nghĩa, hoặc khi muốn làm việc lớn thường dùng chữ “vì Nghĩa” v.v.

Chuyện xưa rồi cũng theo dòng, nước cũng sẽ chảy về xuôi nhưng nghĩa khí bậc anh hùng thì còn lưu danh thiên cổ. Hãy cùng nhà thơ Tô Đông Pha cảm thụ về một giai thoại lịch sử hào hùng đã qua:

“Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thịnh suy, thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh chiều tà
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
Vốn đã quen gió mát trăng trong
Một vò rượu nếp vui bạn cũ
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng”.

Chữ “Nghĩa” trong xã hội hiện nay

Nhìn lại xã hội ngày nay, nhiều người không khỏi băn khoăn “xã hội hiện nay như thế nào vậy” đầy rẫy các vấn đê; lý tưởng sống thay đổi, đạo đức xuống cấp, thứ văn hóa rẻ tiền lên ngôi.

Giá trị truyền thống đang bị thay thế, còn đâu những Võ Tòng vì nghĩa mà trừ hổ giúp dân, những Quan Vũ vì nghĩa mà không màng sống chết…. Không còn văn hóa tiến bộ soi đường cho tinh thần, không dùng văn hóa dẫn dắt con người quay về những giá trị đạo đức chân chính thì sự lớn mạnh của văn minh vật chất chỉ khiến xã hội ngày một bất ổn định hơn mà thôi.

Tìm hiểu thêm:

Chữ Hán là gì? Các dạng chủ yếu của chữ Hán hiện nay

Ý nghĩa Chữ Tâm trong quan niệm của người Trung và văn hoá Việt

Chiết tự chữ Hán là gì? Phương pháp ghi nhớ chữ Hán siêu nhanh, dễ dàng

Bạn đang xem: Bàn về chữ “Nghĩa” ( 義 ) - XƯA và NAY !
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0345591231