Trang chủ Liên hệ

Bàn về chữ Duyên 緣 - “ Vạn Sự Tuỳ Duyên “

Admin sach-tieng-trung-tqf 14/04/2020

Chữ Duyên 缘 là chữ chứa đựng nhiều nội hàm sâu sắc, Chữ Duyên trong câu Vạn Sự Tùy Duyên tiếng Trung là 万事随缘  (Wànshì suíyuán ), hãy cùng NHT Books tìm hiểu ý nghĩa của chữ Duyên nhé:

Bàn về chữ Duyên 緣 - “ Vạn Sự Tuỳ Duyên " 万事随缘!

Duyên là 1 chủ đề có lẽ được nói đến nhiều nhất trong nhà Phật. Duyên ở đây không phải là duyên dáng, mềm mại. Duyên phải được hiểu là kết quả đến từ các nguyên nhân khác nhau.

Phật giáo rất hay dùng khái niệm Duyên như “Duyên số”, “Cơ duyên”, “Nhân duyên”.
Cùng tìm hiểu về chủ đề rất hay này.

Có thểm bạn quan tâm: Sách Chiết Tự Chữ Hán

  • Phân tích chiết tự gần 500 chữ Hán thông dụng
  • Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
  • 70 câu đố chữ Hán trong dân gian

Chữ Duyên ( 缘 )

Chữ Duyên là từ Hán Việt, Chữ Duyên tiếng Hán viết là 緣. Nếu theo lối chiết tự chữ Hán thì Duyên 緣 bao gồm bộ mịch 糸 (sợi tơ), bộ Hỗ 互 (qua lại, đan xen) và bộ Thỉ 豕 (con lợn con).

Như vậy, xét theo nguyên nghĩa thì Duyên là sự gắn bó, kết nối (thông thường hiểu theo nghĩa trai gái kết duyên vợ chồng với nhau phải làm lễ buộc chỉ cổ tay và có quà dẫn cưới là con lợn quay.

Ngày nay, người ta vẫn hiểu Duyên là sự gắn bó, kết nối. Nó là kết quả đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà thành.

Xem thêm: Chữ Đức trong tiếng Trung và ý nghĩa sâu sắc trong từng nét bút

Quan niệm về chữ Duyên trong Phật giáo

Phật giáo rất hay dùng chữ Duyên. Các tín đồ đạo Phật cho rằng, mọi kết quả ngày nay đều do cơ duyên mà ra. Kết quả hôm nay là cơ duyên từ nhiều kiếp trước mà có. Một sự việc không phải tự nhiên mà thành. Nó đều là kết quả của cơ duyên. Hiểu 1 cách đơn giản là việc hôm nay đã cái tất yếu phải xảy ra đến từ hôm qua, hôm kia hoặc nhiều nhiều kiếp trước.

Quan niệm này khá giống với phép duy vật biện chứng với cặp phạm trù nguyên nhân — kết quả.

Ông cha ta cũng nói “Tu trăm năm mới được chung thuyền, tu ngàn năm mới được chung chăn gối”.

Như vậy, mọi việc trên đời đều là do nhân duyên, cơ duyên. Một khi đã có duyên thì kiểu gì cũng sẽ kết nối, ngược lại khi đã không mang cơ duyên thì có cố gắng thế nào cũng không mang đến kết quả.

Cách sống phù hợp với chữ Duyên gói gọn trong 2 chữ đó là “Tùy Duyên”. Ngày nay, người ta mở rộng ra thành 4 chữ với nội hàm không đổi “Vạn sự tùy duyên”.

Đọc thêm:

Chữ Hán là gì? Các dạng chủ yếu của chữ Hán hiện nay

Học bộ thủ qua thơ - phương pháp học tiếng Trung hiệu quả

Tùy duyên 随缘 /隨緣

Như trên đã nói, mọi việc xảy ra hôm nay đều là do cơ duyên mà thành. Để sống, người ta phải tùy duyên tức là tôn trọng quy luật đó. Không xâm phạm đến mối quan hệ nguyên nhân — kết quả ấy.

Cần lưu ý tùy duyên là tôn trọng quy luật nguyên nhân — kết quả chứ không phải là thái độ bỏ mặc, vô vi, không hành động mà cho là để cho Tùy Duyên.

Khi xác định tùy duyên, cần lưu ý 1 số điều
sau:

>>> Xem ngay: 500+ chữ Hán cơ bản thông dụng nên học nhất

Tùy Duyên phải hợp lý

Cuộc đời này là vô thường, con người là vô ngã. Cái đó là hợp với duyên. Là hợp lý. Xác định Tùy duyên phải nhận thức được chân lý này.

Tùy Duyên để nhận thức được chính bản chất tâm hồn mình

Thái độ tùy duyên thực ra chính là đi về chính tâm hồn mình. Tùy duyên để sống đúng với bản ngã của mình. Như Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông từng nói:

“ Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.
Tùy duyên là không cố chấp ”

Duyên là luôn linh động. Tùy duyên là không cố chấp. Thế giới này là tương đối. Không có vật gì là hoàn hảo cả. Chính vì thế phải có cách nhìn nhận tương đối, tùy duyên. Không cố chấp, bởi cố chấp là khổ. Khổ vì không biết tùy duyên.

Thành ngữ Hữu duyên vô phận 有緣無份 / 有缘无份 ( Yǒu yuán wú fèn )

Hữu 有(Yǒu) Có, tồn tại một điều gì đó
Duyên 缘(yuán) Chỉ nhân duyên

 
无(wú) Trái nghĩa với “có” tức không có, không tồn tại
Phận 份(fèn) có thể gắn bó lâu dài

‘Hữu duyên vô phận’ có nghĩa là hai người có duyên nhưng không có phận, có duyên gặp gỡ 

‘Hữu duyên vô phận’ có nghĩa là hai người có duyên nhưng không có phận, có duyên gặp gỡ nhưng lại không có đủ “phận” để ở bên cạnh nhau cả đời.

Tìm hiểu thêm:

Chữ Đức trong tiếng Trung và ý nghĩa sâu sắc trong từng nét bút

Tri âm tri kỷ là gì ?

Bàn về chữ “Nghĩa” ( 義 ) - XƯA và NAY !

Bài viết liên quan