-
- Tổng tiền thanh toán:
Một chữ “Đức”, không ngờ lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa và thiên cơ to lớn như vậy.
Chữ Đức trong tiếng Trung
Chữ đức trong tiếng Trung là 德 dé, âm Hán Việt là “đức”, ý nghĩa chỉ đạo đức, phẩm hạnh, phẩm chất, tấm lòng
Được dịch từ tiếng Anh - De, còn được viết là Tế, là một khái niệm chính trong triết học Trung Quốc, thường được dịch là "tính cách cố hữu; nội lực; tính chính trực" trong Đạo giáo, "tư cách đạo đức; đức độ; đạo đức" trong Nho giáo và các ngữ cảnh khác, và "phẩm chất; đức hạnh" hoặc "phước đức; hành động đức hạnh" trong Phật giáo Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm: Sách Chiết Tự Chữ Hán
Nội dung sách:
- Phân tích chiết tự gần 500 chữ Hán thông dụng
- Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
- 70 câu đố chữ Hán trong dân gian
Phân tích chết tự chữ Đức
Chữ “đức” (德) là chữ Hán (thiên bàng) hợp thành từ các bộ “xích” (彳) , “thập” (十); “mục” (目); “nhất” (一); “tâm” (心) tổ hợp thành.
Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích: “Đức, thăng dã. Tùng xích thanh”, tạm dịch là: “Đức, cảnh giới nhờ việc làm tốt mà thăng hoa”
Cách viết chữ Đức trong tiếng Hán
Thứ tự nét viết của chữ Đức(德) ( ảnh sưu tầm )
Để viết được chữ Đức (德) người ta có câu: “Chim chích mà đậu cành tre, thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm”.
Chỉ cần tuân theo câu trên là các bạn có thể tự sắp xếp trình tự các bộ để viết được chữ Đức theo Hán tự.
Lý giải hàm ý của chữ Đức
Chữ Đức dựa theo các bộ thủ (trong 214 bộ thủ của tiếng Trung) chúng ta có thể hiểu như sau:
Đây là một phẩm chất chuẩn mực để xác định đạo đức của một con người, một việc thiện, một ân huệ; phẩm chất – đức hạnh của người phụ nữ.
Một tư tưởng hoặc cũng hiểu theo nghĩa là nhìn rõ được phương hướng để tiến thẳng tới đạo lộ; ý chí – lòng tin; tên của một quốc gia….
Chữ Đức chỉ được cấu thành từ 5 trên tổng số 214 bộ thủ nhưng lại mang những hàm ý vô cùng sâu sa.
Chính những ý nghĩa hay, tốt đẹp đó đã có rất nhiều bậc sinh thành đặt tên và tên đệm cho con mình thành những người có đức, hiền tài của quốc gia.
Đọc thêm:
Ý nghĩa của chữ Đức
Ý nghĩa chữ Đức theo đạo Khổng Tử
Theo như Khổng Tử, trong chữ Đức có chữ tâm, mang ý nghĩa là lòng yêu thương vô bờ không vì một mục đích, một lợi ích riêng nào cả.
Chữ Đức theo đạo Khổng Tử ( ảnh sưu tầm )
Một con người điều quan trọng nhất là phải có đức. Đức bao gồm tri đức (nghĩa là biết đức), hiếu đức (có ý nghĩa là yêu thích đức), hành đức (có nghĩa là làm việc đức).
Nếu như một con người có các yếu tố sau: hiếu, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ theo Khổng Tử đây là một con người hoàn hảo và toàn đức.
Một người được gọi là có đức thì đầu tiên phải có chữ “hiếu”. Hiếu ở đây là có hiếu, kính trọng, yêu thương cha mẹ và những những người lớn tuổi.
Tiếp theo là “trung”, nghĩa là lòng trung thành tận tâm dùng hết sức mình để hoàn thành những công việc được cấp trên giao phó.
Đồng thời, sống chân thành với những người đồng tuổi được coi là bằng hữu.
“Đễ” là cách hành xử , đối nhân xử thế đối với những người anh em trong gia đình, quan hệ vợ chồng và những người đồng chí bằng hữu của mình.
“Tín” nghĩa là chân thành không nói dối, một khi đã nhận lời là sẽ hoàn thành không thất hứa.
“Lễ” nghĩa là thái độ sống, luôn biết trên biết dưới, phải phép với những người bề trên, vợ chồng phải biết tôn trọng nhau.
“Nghĩa” là làm theo phép tắc lễ nghĩ biết nên làm gì và không nên làm gì. “Liêm” nói về lương tâm của con người.
Phải biết tự nhận những việc xấu mình đã làm. “Sỉ” nói về lòng tự trọng của con người.
Đối với quan điểm của Khổng Tử, với mỗi con người chữ Đức là vô cùng quan trọng và còn là chuẩn mực để đánh giá một con người.
Ý nghĩa chữ Đức theo quan điểm Phật Giáo
Trong phật giáo, đức được coi là một trong những cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ… Dựa vào đó để hướng đến sự từ bi, nhân ái luôn luôn rộng mở tấm lòng tốt đẹp đến với tất cả mọi người.
Ý nghĩa chữ Đức theo quan điểm Phật Giáo ( ảnh sưu tầm )
Trong đạo phật, chữ đức còn là quan niệm về kiếp luân hồi. Hiểu sâu hơn đó chính là luật nhân quả của mỗi con người.
Nếu như một người ăn ở hiền lành, lời nói văn hóa nhẹ nhàng thì sẽ tạo phúc cho con cháu.
Nếu như nói độc địa, sống ác với người khác thì đời con cháu và những kiếp sau của người đó sẽ phải chịu khổ giống như câu: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Đối với những người theo đạo phật đều hướng đến những cái đẹp là bi đức, trí đức và tịnh đức.
Nghĩa là mỗi con người phải có lòng bao dung, trí tuệ tinh thông, tâm luôn luôn tịnh không sân si với những người khác.
Chữ đức đối với đạo phật được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy những nhà sư tu từ 20 năm trở lên có phẩm chất, đạo hạnh tốt sẽ được phong lên làm Đại Đức.
Ý nghĩa chữ Đức theo quan điểm Công giáo
Quan điểm của Công giáo hay còn gọi là ki – tô giáo ý nghĩa của chữ Đức được hiểu là lòng đạo đức và ơn của Chúa.
Ý nghĩa chữ Đức theo quan điểm Công giáo ( ảnh sưu tầm )
Lòng đạo đức theo ki – tô giáo được hiểu là những người theo đạo phải luôn noi theo gương của chúa.
Luôn tuân thủ theo những điều của chúa cùng với thánh hội, phải tham dự tất cả những buổi lễ, buổi cầu nguyện.
Luôn luôn tôn kính Thiên Chúa và phải có lòng yêu thương đối với tất cả mọi người.
Biết ơn chúa: trong đạo ki – tô người có quyền lực cao nhất là Thiên Chúa.
Chính vì vậy những người theo đạo phải biết ơn những đức tin, đức cậy và đức mến của chúa ban tặng cho mình.
Đức tin:
Đây là hình thức tín ngưỡng nói về sự ban phúc lành, ơn huệ của chúa. Đối với những người con của đạo và cũng là những hành động với năng lực siêu nhiên.
Những người theo đạo họ tin rằng, chúa luôn luôn ở trên trời soi sáng con người thông qua những dòng chữ, những câu từ trong thánh kinh và thánh truyền.
Đức mến:
Được hiểu giống như là tình yêu. Trong công giáo, chúa và chỉ có chúa mới có tình yêu vẹn toàn, còn con người biết yêu đều là nhờ vào ơn của chúa đã ban cho.
Cho nên, đức mến cũng được hiểu là lòng biết ơn đối với chúa và đây là hình thái của chữ Đức quan trọng nhất.
Mặc dù chữ Đức đối với những người theo công giáo mang nhiều ý nghĩa, nhưng ý nghĩa quan trọng và nhiều nhất chính là nhờ vào ơn huệ của chúa ban cho con người.
Một số thành ngữ liên quan đến chữ đức
• 德才兼备/ dé cái jiān bèi
( tài đức vẹn toàn)
老师们都希望我们成为德才兼备的人才/ lǎoshimen dōu xīwàng women chéngwéi dé cái jiān bèi de réncái
( thầy cô đều hi vọng chúng tôi sau này sẽ trở thành những người tài đức vẹn toàn.)
• 一心一德/ yì xīn yì dé
(một lòng một ý)
Ý nói đến sự đồng lòng, đồng tâm hiệp lực của mọi người.
只要我们一心一德,一定能把这件事做得好。/ zhǐ yào women yì xīn yì dé , yídìng néng bǎ zhè jiàn shì zuò de hǎo
(chỉ cần chúng ta đồng lòng, chuyện này nhất định sẽ làm thật tốt.)
• 感恩戴德/ gǎn ēn dài dé
(mang ơn, đội ơn)
你帮我这个大忙,我感恩戴德还来不及了./ nǐ bāng wǒ zhè gē dà máng, wǒ gǎn ēn dài dé hái lái bù jí le
(anh giúp tôi nhiều như vậy, tôi thực sự không biết đội ơn anh thế nào)
• 以怨报德/ yǐ yuàn bào dé
(lấy oán báo ân)
我帮了他的忙,他不但不感谢,反而以怨报德/ wǒ bang le tā de máng , tā búdàn bù gǎnxiè, fǎnér yǐ yuàn bào dé
(tôi giúp anh ta như vậy, anh ta không những không cảm ơn, trái lại còn lấy oán báo ân)
Chữ Đức trong thư pháp
Trong tâm niệm của người Việt Nam, chữ đức luôn được đặt lên đầu với quan niệm có đức không lo chết đói. Chính vì vậy, tranh chữ đức được xem là món quà ý nghĩa trong dịp tân gia hay tặng đối tác, bạn bè.
( ảnh sưu tầm )
( ảnh sưu tầm )
( ảnh sưu tầm )
Bàn về chữ đức trong tiếng Trung Hoa cổ
Vì sao chữ đức trong tiếng Hán lại quan trọng đến thế? Vấn đề này vượt khỏi nhận thức “Tu thân” thông thường, là một phương diện mà giới tu luyện mới có thể hiểu rõ. Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – Sư Phụ Lý Hồng Chí đã giảng:
“Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ Đức mà ra. Vô Đức, vô đắc; mất Đức tức là mất tất cả. Vậy ai muốn quyền lực và của cải trước tiên cần phải tích đức. Bằng lao động vất vả và làm việc thiện, người ta có thể thu lấy Đức từ quần chúng. Muốn thành tựu, phải lĩnh hội luật nhân-quả. Hiểu được thế thì dân chúng và quan chức mới biết tự tu thân, phú quý thái bình mới thịnh hành thiên hạ”. (Tinh tấn yếu chỉ – “Của và Đức”)
Hi vọng các bạn đã có thêm cho mình được những kiến thức hữu ích. Chúc các bạn học tiếng Trung thật tốt
Tìm hiểu thêm:
Chiết tự chữ Hán là gì? Phương pháp ghi nhớ chữ Hán siêu nhanh, dễ dàng
Ý nghĩa của Chữ Phúc trong tiếng Hán: Thú vị và sâu sắc