Trang chủ Liên hệ

Chiết tự chữ Hán là gì? Phương pháp ghi nhớ chữ Hán siêu nhanh, dễ dàng

Admin sach-tieng-trung-tqf 11/10/2021

Chiết tự chữ Hán là gì? Đây là một trong những phương pháp giúp các bạn học chữ Hán dễ dàng hơn. Chắc hẳn mọi người học chữ Hán thường sẽ cảm thấy nó khá phức tạp và khô khan. Thế nhưng nếu tìm hiểu kỹ hơn về Hán tự thì sẽ biết được một vài cách giúp bạn dễ học và ghi nhớ hơn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phương pháp chiết tự chữ Hán để áp dụng vào cách học tập của mình ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm: Sách Chiết Tự Chữ Hán

  • Phân tích chiết tự gần 500 chữ Hán thông dụng
  • Thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
  • 70 câu đố chữ Hán trong dân gian

Chiết tự chữ Hán là gì?

Chiết tự có nghĩa là phân tách một chữ Hán ra thành nhiều phần nhỏ, rồi từ đó giải thích nghĩa toàn phần. Chiết có nghĩa là bẻ gãy, còn chữ Tự ý chỉ chữ, ý là nói chữ được phân tích ra. Đây chính là đặc điểm của chữ Hán, là một linh tự, là chữ tượng hình.

Ví dụ:

Chữ An 安 (ān)

Chữ Chí 志  (zhì)

Chiết tự được nảy sinh trên cơ sở nhận thức về tượng hình của chữ Hán, cách ghép các bộ thủ, bố trí các bộ và các phần của chữ. Bên cạnh đó, chiết tự cũng chính là sự vận dụng, phân tích chữ Hán một cách sáng tạo và linh hoạt. Ngoài ra, nó không dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà chuyển sang địa hạt văn chương, các trò chơi thử tài trí tuệ hấp dẫn và thú vị.

Một số phương pháp học nhớ chữ Hán thông qua chiết tự

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chữ Hán thì hãy cùng tham khảo ngay một số phương pháp chiết tự dưới đây nhé!

1. Học chữ Hán qua thơ ca

Trong các cách học chữ Hán theo phương pháp chiết tự thì ngoài việc phân tích cách ghép các bộ trong tiếng Trung. Thì chiết tự sẽ được đi kèm với những vần thơ vô cùng dễ nhớ và dễ thuộc. Để từ đó có thể mô tả lại dễ dàng những thành phần đó.

Ví dụ: Có những vần thơ khá kinh điển được dùng trong phương pháp học chữ Hán như sau:

Đối với chữ “安” (An)

Chữ “An 安” có bộ “Nữ 女” nhằm chỉ vào cô gái, còn bộ “宀 Miên” ý chỉ mái nhà. Bộ “宀 Miên” có hình dáng tương tự như là chiếc nón được viết phía trên bộ “Nữ 女”. Nên khi nhìn nó trông giống với hình ảnh cô gái đang đội nón. Vì thế mới có câu thơ “Cô kia đội nón chờ ai” dùng để miêu tả chữ này.

Còn chữ “An 安” có nghĩa là yên ổn, an toàn nên dùng câu thơ “Hay cô yên phận đứng hoài thế cô” dùng để miêu tả ý nghĩa của chữ “An 安”.

Đối với chữ “美” (Mỹ)

Chữ “Mỹ 美” có nghĩa là đẹp. Nó bao gồm bộ “羊 Dương” dùng để chỉ con dê và chữ “Đại 大” nằm phía dưới. Để được gọn hơn thì bộ “羊 Dương” bị mất đi phần đuôi phía dưới. Bởi vậy nên mới có câu thơ “Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi” chính là dùng để miêu tả chữ này.

Chữ Đức 德 (Dé)

Chim chích mà đậu cành tre (彳)

Thập trên tứ dưới, nhất đè chữ tâm

Xem thêm: Chữ Đức trong tiếng Trung và ý nghĩa sâu sắc trong từng nét bút

Chữ Hiếu 孝 (xiào)

Đất thì là đất bùn ao,

Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.

Con ai mà đứng ở đây,

Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.

Chữ An 安 (ān)

Cô 女 kia đội nón 宀chờ ai

Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.

Chữ Tưởng 想 (xiǎng)

Tựa cây 木 mỏi mắt 目 chờ mong

Lòng 心 nhớ 想 tới ai nơi phương xa ấy?

Chữ Thông 聰 / 聪 (cōng)

Nhĩ 耳 tâm 心 khẩu 口 bát 八 bên hông

Cùng nhau hợp lại chữ thông 聪 ấy mà

Chữ Thương 商 (shāng)

Chữ thương vốn thuộc bộ đầu 亠

Bát 丷 trên bát 八 dưới vi rào vây quanh 冂.

Khẩu 口 thời ở giữa tung hoành

Bao nhiêu chữ ấy hợp thành chữ thương 商

Chữ Tiên 仙 (xiān)

Một người 亻 lên núi 山 tu tiên 仙

Nhân sơn ghép lại chữ tiên 仙 tạo thành

Chữ Tư 思 (sī)

Ruộng 田 kia ai cất lên cao,

Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời 心.

Chữ Túc 宿(sù)

Mái nhà 宀 một mái nhà thôi

Nhân đứng 亻không ngồi

vừa chẵn đủ trăm 百.

Chữ Tuế歲岁(suì)

Hoàng hôn khuất núi 山 chiều tà 夕.

Cảm thương tuế 岁 nguyệt với ta vô tình.

Chữ Uy 威(wēi)

Em là con gái 女 đồng trinh

Chờ người tuổi Tuất 戌 gá mình vô em 威.

Chữ Thiện善(shàn)

Ông vua 王 mà mọc hai sừng 八

Hai mươi 二十 cái miệng 口 xin đừng quên tôi.

2. Học chiết tự tiếng Trung qua bộ thủ

Chữ Hán gồm có 214 bộ thủ, nhưng mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng.  Do đó, việc học các bộ thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp bạn viết được chữ, có thể tra từ điển và làm một số công việc liên quan đến dịch thuật…

214 bộ thủ này chủ yếu là chữ tượng hình và hầu như tất cả đều dùng làm bộ phận biểu nghĩa và một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Vì vậy, bạn có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc.

Ví dụ về biểu nghĩa như:

Một số chữ có bộ thuỷ (水) thì  sẽ thường liên quan đến nước,  ong, hồ như: 江 sông,河 sông,海 biển…

Còn đối với những chữ có bộ mộc (木) thì thường liên quan đến cây cối, gỗ như: 树 cây,林 rừng,桥 cây cầu…

Ví dụ về biểu âm như:

Một số chữ có bộ 生 như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều đọc là “shēng”.

Những chữ có bộ 青 như 清, 请, 情, 晴 đều có cùng thanh mẫu và vận mẫu “qing”, chúng chỉ khác nhau về thanh điệu.

Lưu ý:

Không nhất thiết bạn phải học thuộc 214 bộ thủ, nhưng chỉ cần ghi nhớ một số bộ thủ cơ bản thường hay gặp. Sai lầm của nhiều bạn mới bắt đầu học tiếng Trung là cố gắng học thuộc hết 214 bộ thủ cùng một lúc. Nhưng nếu học như vậy thì các bạn sẽ rất dễ quên.

Học qua việc phân tích chữ Hán là cách học hiệu quả nhất. Khi bạn gặp một chữ Hán mới, không nên cắm đầu cắm cổ vào luyện viết mà bạn cần tra cứu xem có những nét gì, bộ thủ gì, bộ thủ đó mang ý gì, bộ thủ có liên quan gì đến nghĩa và âm đọc của chữ Hán đó hay không?

Chiết tự những chữ Hán thông dụng dễ nhớ nhất

 

Chữ Hoa: 

 

 

 

 

Học chiết tự chữ Hán qua video

Dưới đây là 1 số video hay về chiết tự chữ Hán dành cho bạn

Chiết Tự Chữ Hán P 4 | Chữ (gǔ) 古 Cổ + (jiù) 舊 旧 Cựu

Chiết Tự Chữ Công (Gòng) 贡 Châm (zhēn) 針

Sách/ Tài liệu chiết tự chữ Hán

Để học chữ Hán tốt bạn cần những cuốn sách hay. NHT Books xin được giới thiệu đến bạn những sách học chữ Hán được tổng hợp hay nhất hiện nay.

Bạn có thể tham khảo và đặt mua sách tại đâyhttps://nhohantu.com/sach-hoc-chu-han-nom

Lời kết

Hy vọng, với một số thông tin mà Nhớ Hán Tự cung cấp có thể giúp bạn hiểu hơn về chiết tự chữ Hán là gì cũng như một vài cách học và nhớ chữ Hán hiệu quả thông qua chiết tự Hán ngữ. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu thêm

Bài viết liên quan