-
- Tổng tiền thanh toán:
Chữ nho là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Nhớ Hán Tự sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về xuất thân Nho ngữ của người Việt cổ.
Ở nước ta, có thể nói chữ Nho là biểu trưng cho văn hóa người Việt, cho lòng bất khuất giữ gìn tự tôn của dân tộc. Vậy chữ nho là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Trong bài viết này, Nhớ Hán Tự sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về xuất thân Nho ngữ của người Việt cổ.
Tìm hiểu về chữ Nho
Có thể bạn quan tâm: Sách Nhớ Hán Tự Thông Qua Chiết Tự Chữ Hán - NHT Books
- Phân tích 500 chữ Hán
- Phân tích thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt
- 70 câu đố chữ Hán trong dân gian
Chữ nho là gì? Chữ nho của nước nào?
Chữ Hán có xuất phát từ Hán Tự, là một dạng chữ viết biểu ý của người Trung Quốc và mang nguồn gốc bản địa. Sau đó, du nhập vào một số nước lân cận như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Tại những nơi này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên ngôn ngữ riêng cho người dân bản địa.
Chữ Nho hoặc chữ Hán, hoặc Hán Tự là thứ chữ do người Trung - Hoa sáng chế ra. Sở dĩ được gọi là chữ Nho vì đó là một công cụ để truyền bá Khổng giáo, tức Đạo Nho. Đối với chúng ta, chữ Nho là chữ Hán đọc theo âm Việt. Và chữ Hán chính là chữ của Hán tộc, tức giống dân Trung Hoa
Chữ Nho bắt nguồn từ đâu?
Xem ngay: Bách Gia Tính 百家姓 - Học Của Trăm Nhà
Nguồn gốc và sự tiến triển của chữ Nho
Những chữ cổ nhất còn truyền lại thấy khắc ở các đồ đồng thời nhà Hạ, có nghĩa là đã có cách đây 4000 năm. Tuy nhiên, trước đó mấy thế kỷ thì đã có chữ bát quái của Phục Hi, chữ kết thẳng (kết: thát; thẳng: dây; kết thẳng: thắt gút lại để ghi việc lớn nhỏ) của Thần Nông và chữ do sử quan Thương Hiệt (cũng đọc Sương Hiệt) đời Hoàng đế (2697) sáng chế theo hình dấu chân chim thú.
Đến đời Tần Thủy Hoàng (213), vì nhận thấy cuối đời Chu sự học càng ngày càng suy đồi, các nhà chép sử đã ngày càng cẩu thả, chữ nào quên họ tự tiện bày đặt ra chữ mới. Vậy nên thừa tướng Lý Tư đã làm ra bộ Tam Thương có 3.300 chữ, quy định các lối viết nhằm thống nhất văn tự.
Sau Lý Tư, chữ viết được phổ cập trong dân chúng và được sáng chế thêm, dĩ nhiên là một cách không được thận trọng, hầu thỏa mãn nhu cầu của quảng đại quần chúng. Số chữ vì thế cũng đã tăng lên một cách nhanh chóng.
Cụ thể:
+ Thời Lý Tư: 3300 chữ
+ 200 năm sau: 7380 chữ
+ 200 năm sau nữa: 10000 chữ
+ Năm 1716, Khang Hi Tự Điền ra đời với trên 40000 chữ, bao gồm 4000 chữ thường dùng, 2000 tên họ và hơn 30000 chữ không dùng vào đâu.
Và 1 lần nữa, để thống nhất lối viết thì Hứa Thận đã soạn bộ tự điển Thuyết Văn giải tự gồm 10.516 chữ vào đời Hậu Hán (120 sau TL)
Đến gầy đây, sau khi tiếp xúc với Tây Phương, trước những đòi hỏi của thời thế, nhiều chữ mới, đặc biệt là danh từ khoa học được sáng chế. Đồng thời, cũng có một số chữ không ít dần đi vào trong quên lãng. Vì văn bạch thoại (lối văn bình dân) được viết gần như lời nói thường đã được thông dụng, thay thế cho cổ văn hoặc văn ngôn, chỉ có thể thấy trong sách xưa.
Để ý: Ngoài 2 thể văn ngôn và văn bạch thoại thì người Trung Hoa còn sử dụng để viết báo, thể (ngữ thể văn), thể này tham bác cả 2 thể văn nói trên.
Chiết tự các chữ Nho - Ý nghĩa chứa đựng trí tuệ to lớn của cố nhân
Chữ Nho trong các thư tịch cổ của cố nhân là chữ có nội hàm tinh tế, thâm sâu. Hiểu được chữ Nho là gì, chúng ta không chỉ nhận biết những ghi chép của người xưa về quá khứ mà còn hiểu ra các đạo lý nhân sinh trong mỗi câu từ.
Chữ Đạo
Chữ “Đạo” (道) bắt đầu bằng 2 nét phết (丷), tượng trưng cho âm – dương, cùng với chữ “Nhất” (一) tạo thành “âm - dương hợp nhất”.
Phần dưới là “Tự” (自), trên dưới giao hợp tạo thành chữ “Thủ” (首 là khởi thủy, ban đầu, đứng đầu). Vũ trụ cũng bắt nguồn từ một thứ nguyên thủy duy nhất rồi tiếp tục sinh ra vạn sự, vạn vật.
Kinh Dịch có viết: “Dịch có Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh Ngũ Hành”, từ ngũ hành mà vạn vật mới xuất sinh.
Phía bên trái chữ Đạo là bộ “Sước” (辶) nghĩa là bước đi, chạy, biểu thị sự vận chuyển liên tục, không ngừng. Như vậy, bên trong chữ Đạo đã bao hàm cả âm và dương, tĩnh và động. Động thì không ngừng sinh hóa, tĩnh thì thanh tịnh vô vi.
Chữ Dương
Chữ Dương bên trái có bộ “Phụ” (阝) nghĩa là núi, đất. Bên phải là “Nhật” (日) đứng trên chữ “Nhất” (一), tạo thành cảnh mặt trời mọc. Phía dưới là chữ “Vật” (勿) mang ý nghĩa vạn sự, vạn vật được mặt trời chiếu sáng.
“Dương” (陽) thường đi liền cùng “Âm” (陰) tạo thành hai mặt đối lập. Bởi có dương - âm, nên mới có sáng - tối, ngày - đêm, nóng - lạnh, thiện - ác, tốt - xấu, trong - đục… Từ Thái Cực mà sinh ra hai khí âm dương.
Dương phát tán, âm tụ hội, vì vậy mà âm dương phải bổ sung và tương trợ cho nhau. Đặc tính trái ngược nhưng không tương hại, tương khắc mà tương hòa, tương sinh.
Chữ Chính
Chữ “Chính” (正) nghĩa là ngay chính, bao gồm “Nhất” (一 là một, duy nhất) và chữ “Chỉ” (止 là dừng lại).
Chữ “Nhất” biểu thị rằng bề ngoài và bên trong nội tâm cần phải thống nhất với nhau. Chữ “Chỉ” cho thấy làm việc phải thích hợp và biết dừng lại đúng lúc. Là con người, phải có đủ cả hai yếu tố trên thì mới trở thành bậc chính nhân quân tử, là người ngay thẳng, chính trường mà không thiên lệch.
Có câu nói rằng: “Bất thiên tài, bất thiên hữu, bất bạo động”. Cho nên “Chính” tức là không nghiêng phải, nghiêng trái, không bị lay động.
Trong chữ Chính có bộ “Nhất” ở trên và dưới, giữa là nét thẳng đứng. Điều đó cho thấy, trong cách hành xử cần có trên có dưới, nghiêm chỉnh, ngay thẳng, hài hòa không thiên lệch, không cúi đầu khom lưng, không a dua xu nịnh.
Chữ Quý
Chữ “Quý” (愧) nghĩa là hổ thẹn, bao gồm bộ “Tâm” (忄 là tim), và chữ “Quỷ” (鬼 là ma quỷ). Đã là con người trần gian, ai cũng có hai mặt thiện và ác, Phật tính và ma tính, thiện tâm và ma tâm. Nếu thiện tâm làm chủ thì đó là con người tốt, ngược lại, nếu ma tâm chiếm chủ thì chẳng phải đó là người xấu sao?
Từng có câu cổ ngữ rằng: “Không làm việc hổ thẹn với lòng mình thì không sợ ma quỷ gọi cửa”. Chỉ có người mang tâm địa xấu xa, lừa người hại đời thì lòng mới bất an, thiếu bình yên và luôn sợ hãi ma quỷ.
Người xưa nói rằng: “Ngẩng mặt không hổ thẹn với Trời, cúi đầu không tủi thẹn với Đất”. Như vậy, làm người, tâm chí cần phải quang minh lỗi lạc, không nên làm điều gì hổ thẹn với lương tâm mà để lại đau thương nơi trần gian và nỗi ân hận suốt đời.
Chữ nghĩa của người xưa rất hàm súc, phong phú và sâu sắc. Thông qua chữ “Quý”, cố nhân muốn nhắn nhủ chúng ta: làm người phải thẳng thắn chân thật không lừa dối thì trong tâm mới không có ma quỷ, lòng người mới được an yên.
Chữ Thính
Chữ “Thính” (聽) nghĩa là lắng tai nghe, bao gồm: bộ “Nhĩ” (耳 – tai), bộ “Vương” (王 – vua), chữ “Thập” (十 – mười), chữ “Mục” (目 – mắt), chữ “Nhất” (一) và chữ “Tâm” (心).
Nếu ghép tất cả các bộ này vào với nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà người xưa muốn nhắn gửi: Khi lắng nghe ai đó nói, phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị hoàng đế (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ).
Đồng thời, dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ muốn gửi gắm (chữ Nhất, Tâm).
Chữ Thứ
Chữ “Như” (如), chữ “Tâm” (心) hợp lại thành chữ “Thứ” (恕), nghĩa là tha thứ, bao dung. Chữ “Như” ghép với chữ “Tâm” mang ý nghĩa là để cho trái tim gần với trái tim, để tâm mình gần với tâm người, tâm người cũng như tâm mình.
Người có lòng nhân sẽ luôn khoan dung, tha thứ cho kẻ khác, không bao giờ làm những điều ích kỷ, lợi thân mà tổn hại cho người. Sống trên cõi đời chật chội, những chuyện va vấp, chen chúc là điều thường tình, ai chẳng có lúc phạm lỗi, mắc sai lầm?
Cho nên, trong quan hệ giữa người với người, cần suy xét và thận trọng, để lòng mình gần gũi với lòng người. Đặt nội tâm vào địa vị đối phương mà suy nghĩ thì tự khắc lòng sẽ rộng mở khoan dung, tha thứ.
Chữ Dung
Chữ “Dung” (容) gồm bộ “Miên” (宀 là mái nhà), chữ “Bát” (八 là số 8), chữ “Nhân” (人 là người), và chữ “Khẩu” (口 là miệng). Kết hợp lại, chữ Dung giống như một căn nhà, tuy chật chội, nhỏ hẹp nhưng vẫn chứa được “8 người”. Hàm ý chính là nói đến tấm lòng: chỉ cần luôn rộng mở, bao dung thì có thể đón nhận được muôn người.
Ở khía cạnh khác, “bát nhân” cũng là tám kiểu người mà chúng ta cần bao dung: Thân nhân - người thân, Hữu nhân - người bạn, Lộ nhân - người qua đường, Ái nhân - người vợ, chồng, Lân nhân - người hàng xóm, Ác nhân - người xấu, Cừu nhân - người thù địch và Ngu nhân - người khờ khạo.
Chữ Tín
Chữ “Tín” (信) gồm chữ “Nhân” (亻nghĩa là người) và chữ “Ngôn” (言 là lời nói). Tức, con người cần có trách nhiệm với ngôn từ của mình, lời đã nói ra không rút lại được, nên phải cẩn trọng và luôn giữ chữ tín.
Trong Nho giáo, Tín là một trong Ngũ Đức: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Luận Ngữ đã có câu: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô khẩu, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai?”, đại ý là nếu con người không thể giữ được chữ tín, cũng giống như một cỗ xe lớn, không có gỗ chốt nối giữa càng xe và ách xe, xe sẽ không thể vận hành được.
Trong Sử ký – Quý Bố, Loan Bố Liệt truyện đã có câu: “Đắc thiên lượng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc” (nghĩa là Được trăm lạng vàng cũng không bằng một lời hứa của Quý Bố). Thời Hán - Sở phân tranh, Quý Bố chính là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ Tín.
Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ nuốt lời. Cho nên người đời xem hứa hẹn của Quý Bố rất có giá trị, còn quý hơn cả trăm nén vàng. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn lượng vàng”, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.
Có thể nói, trong mỗi chữ Hán, chiết tự đều mang rất nhiều ý nghĩa nhân sinh, những bài học mà con người phải gìn giữ trong cuộc sống trần gian. Chiết tự chữ Hán là cách mà các cụ ngày xưa luyện nhớ chữ Hán.
Chữ Nho là gì?
Chữ Nho – Niềm tự hào của người Việt
Chữ Hán được du nhập cùng bước chân xâm lược và chế độ đô hộ của người Trung Quốc ở nước ta. Chữ Nho, được người Việt dùng, nhưng với âm đọc Hán - Việt, tức là phát âm theo tiếng của người Việt Nam.
Trải qua nhiều triều đại, cùng với lối văn chương bát cổ, từ vựng chữ Hán đã dần trở thành “vốn từ” mà đa số được sử dụng trong ngôn ngữ Việt Nam thời đó. Các từ Hán - Việt, đọc lên hoàn toàn bằng âm tiết Việt, người Trung Quốc nghe không hiểu.
Hơn nữa, trong lịch sử ngôn ngữ, người Việt còn sử dụng chữ Hán để ký âm Việt ngữ, từ đó tạo nên những từ tiếng Việt thuần túy nhưng viết bằng chữ Nho, gọi là chữ Nôm. Lối viết này, hoàn toàn không phải là chữ Hán của người Trung Quốc nữa mà đã được người xưa sử dụng như là một thứ chữ viết riêng cho tiếng Việt.
Chữ Nho và nguồn gốc của ngôn ngữ Việt
Nền văn hóa Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng của chữ Hán, nhưng không vì thế mà mất đi nét đẹp thuần túy của người Việt. Ông cha ta vẫn lưu giữ ngôn ngữ mẹ đẻ qua sự biến thể nghĩa gốc. Có thể nói, từ xa xưa, nước ta đã có một lòng nồng nàn yêu tổ quốc và giữ gìn mọi tinh hoa của người Việt.
Đến nay, trong thời buổi hội nhập, không còn những phân biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc chính là hai người bạn hữu đồng hành trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế, các thế hệ trẻ cần tiếp nối và học tập Hán tự như một ngôn ngữ thứ hai để phát triển trong thời cuộc. Bạn có thể tham khảo cách tự học chữ Nho qua Bộ 3 tập Chữ Nho tự học.
Chúng tôi vừa giúp bạn tìm hiểu chữ nho là gì cũng như cung cấp thông tin về nguồn gốc của Hán ngữ trong sự sáng tạo của cố nhân. Hy vọng bài viết trên giúp bạn có điều nhiều thông tin bổ ích trên con đường tìm hiểu tri thức. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm
Bình luận (2 bình luận)
Lê Trọng Sáu
20/02/2022ông này chưa hiểu thế nào là chữ nho, bài viết thì phân tích ý nghĩa của chữ Hán,,,
Lê An Vi
09/12/2022Thời Tam Hoàng hay Tam Vương là gốc tổ của người Việt Cổ cách nay 7000-8000 năm. Đó là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông. Đại Việt Sử ký TT viết: "Đế Minh là cháu ba đời của Viêm Đế Thần Nông...". Nhà Hán cướp ngôi nhà Tần tồn tại hơn 400 năm từ 206 TCN-220 SCN, chữ Hán là do Nhà Hán tự đặt ra trên cơ sở nguyên gốc Cổ Ngữ và Cổ Văn từ thời Nghiêu Thuấn đến Hạ, Thương, Chu sau là Tần, Tần là Hậu duệ của Nhà Chu, có cải tiến Cổ Ngữ thành chữ Triện. Vậy lấy đâu ra chứ Hán? Xin xem chuyên luận: "https://nghiencuulichsu.com/2019/04/22/khong-co-cai-goi-la-tu-han-viet/".