THUỘC LÒNG CHỮ HÁN VỚI 5 BÍ KÍP
Học Hán tự không có phương pháp thì nỗ lực bao nhiêu cũng không đủ. Hôm nay thỏ Kanigo xin giới thiệu một bí quyết gia truyền đặc trị Hán tự. Cả nhà tham khảo nhé!
1.Học chữ Hán theo âm Hán Việt:
Học theo âm Hán Việt của mình cho gần gũi, dễ hiểu vì nhiều khi không biết cách đọc nhưng cũng có thể theo âm Hán Việt mà đoán được nghĩa.
2.Cố gắng học thuộc nhiều bộ thủ:
Đây là cách nhớ chữ Hán hiệu quả nhất vì bản chất chữ Hán được hình thành từ các nét, các bộ thủ. Chỉ cần học và nhớ khoảng 100 bộ thủ là đủ. Nếu được, bạn nên tìm hiểu và nắm chắc luôn ý nghĩa các bộ thủ đi nhé vì các chữ thoạt nhìn là giống nhau nhưng chỉ cần thay đổi bộ thủ là cách đọc và ý nghĩa chữ đó hoàn toàn thay đổi. Học thuộc đi rồi đánh vần chữ Hán theo bộ thủ như đánh vần tiếng Việt vậy á.
3.Học chữ Hán bằng phương pháp chiết tự:
Chiết tự đơn giản là phân tích chữ Hán thành nhiều bộ phận, qua đó giải thích nghĩa của từ. Khi chiết tự, chúng ta sẽ tách chữ Hán ra thành các nét, các bộ thủ hoặc những chữ Hán đơn giản, dễ nhớ.
Ví dụ: Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới. Ở trên là bộ ‘田’ Điền: ruộng. Ở dưới là bộ ‘力’ Lực: sức mạnh
Vậy bạn chỉ cần nhớ là: Bạn chỉ cần nhớ người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai là người đàn ông, nam giới.
4.Nhóm những từ gần nghĩa lại và học:
Cái này lấy ví dụ luôn cho dễ hiểu. Chữ thanh 青, đứng một mình nó là màu xanh , thêm bộ tâm đằng trước thì lại thành là chữ tình 情 (trong ái tình); thêm bộ Nhật vào thì ra chữ tình 晴 (trời trong xanh, trời đẹp), nghịch quá thay chữ nhật thành 3 chấm thủy thì lại thành chữ Tinh 清 (trong tinh khiết) , và sau cùng muốn thanh thành Tinh 精 ( trong tinh hoa) thì chỉ cần thêm vào bộ Mễ (gạo, nước Mỹ) .
5.Nhớ quy tắc viết:
Học cho đã, nhớ cho nhiều mà không viết thì cũng như không học. Quy tắc viết chung là trái sang phải, trên xuống dưới, trong ra ngoài. Khi viết bạn nhớ viết to vật vã luôn để còn xem mình viết đúng hay sai, có sai quy tắc hay thiếu bộ thủ nào không nhé!