-
- Tổng tiền thanh toán:
Nhớ Hán tự có khó không? Học nhớ chữ Trung (Hán) phải bắt đầu từ đâu và như thế nào? Áp dụng ngay những cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng và hiệu quả mà Nhớ Hán Tự sẽ chia sẻ trong bài viết này!
Tiếng Trung hay Hán ngữ ngày càng được nhiều bạn trẻ chọn học bởi độ “hot” của nó. Thế nhưng, bước đầu tiếp cận tiếng Trung sẽ điều làm các bạn đau đầu nhất đó chính là chữ Hán. Bởi chữ Hán khá phức tạp và khó nhớ, đôi khi làm cho người học cảm thấy nản. Hôm nay, Nhớ Hán Tự sẽ mách bạn một vài cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng, hiệu quả để bạn tham khảo và thực hành.
Học ngay 7 cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng
Phương pháp học chữ Hán hiệu quả mà bạn phải biết
1. Học viết từ mới và ôn luyện những từ đã học
Hiện nay, tiếng Trung có khảng 50.000 từ nhưng bạn không cần thiết phải học hết chừng đó chữ để phục vụ cho việc học ngôn ngữ Trung Quốc. Chỉ với 500 từ thông dụng bạn có thể tiếp cận tiếng Trung và biến 500 từ đó trở thành vốn từ vựng dồi dào.
Để đạt được điều này, bạn cần phải tập trung vào những từ thông dụng nhất, dành thời gian để luyện và viết đi viết lại hằng ngày.
Luôn phải ghi nhớ những từ quan trọng, hay được sử dụng thường xuyên trong các đoạn hội thoại, trong đời sống hằng ngày,…cũng như lựa chọn được những tài liệu phù hợp và chuẩn theo từng cấp bậc. Ví dụ như sách HSK 1- 6, 300 câu đàm thoại tiếng Hoa,…
2. Học những quy tắc và các nét cơ bản trong chữ Hán
Trong tiếng Trung sẽ có 8 nét cơ bản:
- Nét chấm: Là nét có một dấu chấm từ trên xuống dưới.
- Nét ngang: Là nét ngang thẳng, và được kéo từ trái sang phải.
- Nét sổ thẳng: Là nét thẳng đứng thẳng, và được kéo từ trên xuống dưới.
- Nét hất: Là nét cong và được đi lên từ trái sang phải.
- Nét phẩy: Là nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
- Nét mác: Là nét thẳng, kéo đường thẳng từ trái xuống bên phải.
- Nét gập: Là có một nét gập giữa nét.
- Nét móc: Là nét sẽ móc lên ở cuối các nét khác.
Ngoài ra sẽ có các nét tổng hợp của các nét, gọi là các nét viết biến thể. Ví dụ như nét mác móc (kết hợp giữa nét mác – nét móc), nét sổ ngang (kết hợp giữa nét sổ thẳng – nét ngang), nét phẩy chấm (kết hợp giữa nét phẩy – nét chấm),…và các nét tổng hợp khác.
Quy tắc và các nét viết cơ bản của chữ Hán
Bên cạnh đó là 7 quy tắc thường gặp trong việc tập viết chữ Hán mà bạn cần ghi nhớ là:
- Ngang trước sổ sau
- Phẩy trước mác sau
- Trên dưới trước sau
- Trái trước phải sau
- Ngoài trước trong sau
- Vào trước đóng sau
- Giữa trước hai bên sau
3. Học 214 bộ thủ cấu thành chữ Hán
Tiếng Trung được tạo thành bởi 214 bộ thủ, và phần lớn những bộ thủ này sẽ không được tách ra vì sẽ khiến chúng trở nên vô nghĩa. Thế nên, bạn phải từng bước làm quen và học thuộc những bộ thủ.
Việc học các bộ thủ mang lại cho các bạn rất nhiều lợi ích. Chúng ta có thể dựa vào bộ thủ này để tra nghĩa cũng như làm sao để đọc những từ ấy. Cho nên, muốn học tiếng Trung tốt, các bạn nhất định nên học thuộc các bộ thủ nha!
Học thuộc 214 bộ thủ chữ Hán
4. Luyện tập hằng ngày các bước trên
Để việc học tập trở nên thuận lợi và dễ dàng, bạn nên tự đề ra một lộ trình học tập rõ ràng và đúng đắn cùng với sự chăm chỉ mỗi ngày luyện tập viết tiếng Trung nhé. Mỗi ngày luyện tập thật nhiều, chắc chắn sau một khoảng thời gian bạn sẽ đạt được một kết quả tốt.
Cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng, nhanh chóng
Có rất nhiều phương pháp để bạn học tiếng Trung, bạn hãy cùng tham khảo thêm một vài cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng dưới đây nhé!
1. Ghi nhớ chữ Hán bằng flashcard
Phương pháp học từ vựng qua Flashcards là một cách khá phổ biến, đơn giản và tiện lợi cho người học tiếng Hán hay với bất kỳ loại ngôn ngữ nào.
Bạn hãy chọn ra khoảng 1500 từ tiếng Trung thông dụng nhất và in ra thành một poster với độ phần giải cao nhất, để tránh tình trạng bị mờ hoặc mất chữ.
Học nhớ từ vựng tiếng Trung bằng Flashcards
Mỗi Flashcard nên bao gồm phần chữ Hán (phồn thể hoặc giản thể, tùy theo nhu cầu học của bạn), phần dịch là tiếng mà bạn cần dịch. Chẳng hạn bạn muốn học cả Anh – Việt thì hãy in cả hai tiếng trên, và đừng quên phần Pinyin để luyện đọc nữa nha!
2. Chữ Tượng hình và chữ Hội ý
Chữ Tượng hình và chữ Hội ý là loại chữ thể hiện lối tư duy trí tuệ của người xưa. Bởi họ đã biết cách tạo ra các từ vựng bằng cách mô phỏng hình ảnh các sự vật, hiện tượng, hình vẽ, phác thảo nhưng vẫn có thể hình dung bằng mắt như: cây cối, con vật, mặt trăng, mặt trời,…
Như vậy, ta thấy được tính chất tượng hình của tiếng Trung Quốc nằm ở những chữ độc thể, tạo được sự sinh động, hấp dẫn, thu hút người học thông qua các bộ chữ.
3. Học cách phân biệt các cặp Hán tự giống nhau
Khi học một ngôn ngữ bạn rất dễ gặp nhiều cặp từ dễ bị lẫn lộn với nhau, Hán tự cũng vậy. trong tiếng Trung có rất nhiều cặp từ vựng viết gần như là giống nhau, chỉ hơn nhau có 1 hoặc 2 nét là nghĩa đã hoàn toàn khác nhau rồi. Do đó, khi học các từ vựng, bạn cố gắng để ý và lưu ý những cặp từ giống nhau để không bị nhầm lẫn, để tránh các tình trạng “dở khóc dở cười” nhé!
Dưới dây là một số cặp từ gần giống như nhau: 我 找 钱, 土 士, 贝见,…
4. Làm quen với việc chiết tự
Chiết tự ở đây chính là phương pháp “tách chữ để nhớ chữ”. Ví dụ chữ 休, nghĩa là “nghỉ ngơi” được ghép từ chữ 人 (người), và chữ 木 (cây). Chữ sẽ có ý nghĩa là con người ngồi dựa vào gốc cây để nghỉ mệt khi làm việc mệt nhọc.
Sách Nhớ Hán Tự
Như vậy, chiết tự chữ Hán không những liên quan về mặt hình thể chữ mà còn có cả các phượng diện về âm điệu và ngữ nghĩa.
Chính nhờ các nét đặc trưng này mà chiết tự còn dùng để biến chữ Hán trở nên đa dạng lẫn hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
5. Cách nhớ Hán tự qua ca dao, tục ngữ, câu đố
Dựa trên cơ sở của việc chiết tự, người Việt đã sáng tạo thêm những câu thơ và câu văn vần để ghi nhớ chữ Hán lâu hơn. Không chỉ dừng lại ở việc diễn giải chữ Hán một cách nguyên thủy mà còn chuyển sang lối văn chương, thơ ca để giúp cho người Việt dễ dàng ghi nhớ và học nhờ vần điệu. Điều này được xem là một lợi thế lớn của người Việt Nam khi học tiếng Trung.
Vi dụ như thông qua hai câu thơ:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm
Ta có thể thấy được chữ 德 gồm bộ chím chích hay nhân kép (彳), thập (十), nhất (一), và tâm (心).
6. Học thêm từ mới từ Phim ảnh, tiểu thuyết, và âm nhạc Trung Quốc
Một phương pháp nhớ chữ Hán dễ dàng mà chúng ta rất thích thú đó là học qua phim ảnh, nghe nhạc và đọc tiểu thuyết.
Đầu tiên, bạn nên tập làm quen với nhạc, phim hay sách có phụ đề và pinyin để cho quen trước. Sau đó nâng dần lên để tạo độ khó và cuối cùng là cố gắng sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Trung.
Xem phim, nghe nhạc hay đọc tiểu thuyết tiếng Trung cũng là 1 cách học nhớ chữ Hán hiệu quả
Hãy biến niềm đam mê tiếng Trung gắn liền với sở thích của cá nhân như phim ảnh, nghe nhạc, và tiểu thuyết. Điều này còn là một động lực to lớn để bạn hoc thêm nhiều từ mới cũng như vượt qua những giai đoạn khó khăn khi học tiếng Trung. Cố gắng ghi chú lại những từ mới mỗi khi bạn bắt găp nó trong một bộ phim hay bài nhạc nhé!
7. Vận dụng và luyện tập mọi thứ bạn đã học vào thực tế
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc học thì chắc chắn lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Bạn phải cố gắng vận dụng những gì đã học vào đời sống thực tiễn để nhớ lâu hơn. Nếu bạn không sử dụng chữ Hán một thời gian ngắn thôi bạn cũng đã dễ bị quên rồi đấy. Vì thế, cố gắng luyện tập hằng ngày bạn nhé!
Ngoài việc cứ ngồi hàng giờ để luyện viết thật sự căng thẳng, hãy thử một số cách như đọc thật nhiều mẫu truyện ngắn, những câu quote bằng tiếng Trung hoặc nghe nhạc, xem phim. Khi đó bạn cảm thấy sẽ rất vui vẻ và hứng thú vì đã vận dụng được những từ vựng mà mình học rồi đấy.
Hi vọng những chia sẻ về cách nhớ chữ Hán thật dễ dàng và hiệu quả mà Nhớ Hán Tự đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều điều hữu ích. Chúc các bạn sẽ thành công và sớm chinh phục được Hán ngữ!
Tìm hiểu thêm