-
- Tổng tiền thanh toán:
Chữ Nôm là gì? Chắc hẳn là thắc mắc lớn nhất của các bạn trẻ thời nay khi nhắc đến thuật ngữ này. Bài viết hôm nay, Nhớ Hán Tự sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm chữ Nôm là gì? Đồng thời phân biệt giữa chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ một cách chính xác nhất.
Chữ Nôm là gì? Chắc hẳn là thắc mắc lớn nhất của các bạn trẻ thời nay khi nhắc đến thuật ngữ này. Số lượng các bạn trẻ biết về chữ Nôm là rất ít vã xã hội càng phát triển khiến chữ Nôm ngày càng bị quên lãng.
Chính vì thế, bài viết hôm nay, Nhớ Hán Tự sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm chữ Nôm là gì? Đồng thời phân biệt giữa chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ một cách chính xác nhất. Các bạn sẽ hiểu được những loại chữ đã góp phần hình thành nên đất nước Việt Nam xinh đẹp của chúng ta!
Chữ Nôm là gì?
Chữ Nôm là gì?
Chữ Nôm (𡨸喃), còn được gọi là Chữ Hán Nôm (𡨸漢喃), Quốc âm (國音) hay Quốc ngữ (國語) là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt.
Các thành phần cấu thành gồm phần “chữ” và “Nôm” đều bắt nguồn là từ Hán Việt cổ xưa. Đối với phần “chữ”, chúng có nguồn gốc từ cách phát âm giống như chữ “tự” (字) trong tiếng Hán. Trong khi đó, phần “Nôm” được giải nghĩa là cách phát âm chữ “Nam” (南) của tiếng Hán.
Qua đó, chúng ta có thể hiểu chữ Nôm là loại chữ được sử dụng để ghi chép lại tài liệu và là tiếng nói chính của người phương Nam - người Việt cổ đại. Đây là một hệ thống văn tự ngữ tố chuyên dùng để viết và mô tả tiếng Việt, hệ thống được tạo nên dựa vào cơ sở chữ Hán tự.
Hệ thống chữ Nôm bao gồm các từ vựng Hán - Việt và một loạt các hệ thống từ vựng khác được tạo ra. Các từ vựng trong chữ Nôm hình thành nhờ vào hình thức vận dụng phương thức tạo chữ giá tả, hình thanh và hội ý của chữ Hán. Mục đích tạo ra các chữ mới này nhằm bổ sung cho việc viết của người xứ Nam.
Hơn nữa, bộ chữ Hán ban đầu không có từ ngữ biểu đạt những ý nghĩa thuần Việt. Vì vậy, chữ Nôm ra đời nhằm biểu đạt, diễn tả các từ thuần Việt và khẳng định bản sắc dân tộc của người Việt Nam xưa trước ách đô hộ của Trung Quốc - người phương Bắc.
Chữ Hán
Chữ Hán còn được gọi dưới nhiều cái tên như: chữ Trung Quốc hoặc Hán tự,... Chữ Hán bao gồm 2 nhánh chính là: chữ Hán hiện đại (chữ giản thể) và chữ Hán cổ (chữ phồn thể).
Chữ Hán được xem như là một dạng chữ viết biểu ý của người Trung Hoa. Nguồn gốc chữ Hán xuất phát từ bản địa. Thời gian sau, chữ Hán bắt đầu du nhập vào các nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên. Điều này tạo nên một vùng được coi là vùng văn hóa Á Đông hay vùng văn hóa chữ Hán.
Ở những quốc gia bị ảnh hưởng của chữ Hán, người ta vay mượn chữ để sáng tạo nên chữ viết và ngôn ngữ của từng dân tộc bản địa khác nhau. Ngược dòng lịch sử, chữ Hán cổ được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam trong hoành phi câu đối, hành chính hay tác phẩm thư pháp.
Trong những năm thời kỳ Bắc thuộc, chữ Hán là ngôn ngữ chính của người Việt và chúng được phát triển theo văn hóa người Việt với cách phát âm khác người Trung. Trong khi người Trung đọc chữ Hán với âm Pinyin (chữ “Nam” pinyin đọc là “nán”) thì người Việt sử dụng từ Hán Việt để phát âm (âm Hán Việt của chữ “愛” là “Ái”, tức là yêu).
Vì thế, người Việt tạo ra âm Hán Việt và củng cố nó để phục vụ cho việc phát âm chữ Hán. Chữ Hán cũng chính là dữ liệu chính để người Việt cổ tạo ra chữ Nôm cho riêng mình. Chữ Hán cổ vẫn còn lưu giữ nhiều đường nét xưa và mang ý nghĩa tượng hình rất cao. Mặt khác, chữ Hán hiện đại đã tinh giản nhiều nét chữ so với Hán cổ.
Chữ Quốc ngữ
Cùng với chữ Nôm, chữ Quốc ngữ là hệ chữ dùng để viết và nói tiếng Việt. Tuy vậy, chúng sở hữu vai trò khác nhau theo từng giai đoạn trong lịch sử và sự thay đổi văn hóa của người Việt.
Chữ Quốc ngữ là sản phẩm của những nhà truyền giáo, tu sĩ Dòng Tên của các nước Bồ Đào Nha, Pháp và Ý. Chữ được tạo ra dựa vào các ký tự chữ Latin ở nửa đầu TK XVII, thế nhưng chúng vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong giai đoạn này.
Mãi đến thời kỳ Pháp đô hộ, chính quyền thực dân Pháp đã sử dụng chế độ đồng hóa nhân dân Việt Nam. Chúng đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế sức ảnh hưởng của chữ Hán cùng Hán học. Từ đó, chữ Hán bắt đầu suy thoái và kéo theo sự suy thoái của hệ thống chữ Nôm trong cộng đồng người Việt xưa.
Trong khoảng thời gian đó, chữ Quốc ngữ là phương tiện chính để viết tiếng Việt, thay thế cho các loại chữ trước đó. Ở thời kỳ đầu, các sĩ phu yêu nước đã vận động ủng hộ chữ quốc ngữ bất chấp việc chính quyền Pháp thực hiện nhiều cách nhằm ngăn cản nhân dân ta học chữ.
Việc vận động diễn ra phổ biến trong các phong trào tân học với mục đích lan truyền tư tưởng yêu nước cho người dân Việt. Vì vậy, ngày nay tiếng Việt sử dụng toàn bộ là chữ Quốc ngữ.
Vậy còn chữ Nho là gì?
Chữ Nho là sự kết hợp thông minh giữa hai loại chữ Hán và chữ Nôm, chữ Hán được Việt hóa phần ngữ âm. Ý nghĩa của cái tên chữ Nho chính là để chỉ những người có học, thuộc tầng lớp tri thức trong xã hội ngày xưa.
Trong bảng chữ Nho, mỗi chữ Hán được phát âm bằng một từ (âm) Hán - Việt tựa với âm tiếng Hán của nó. Tuy nhiên, một âm Hán có thể được chuyển thành nhiều âm Việt khác nhau theo từng tình huống và ngữ cảnh sử dụng.
Theo ghi chép của lịch sử, không có bất kỳ chữ Hán nào không được đặt tên và phiên âm theo tiếng Việt. Công trình đặt tên cho hàng vạn chữ Hán diễn ra trong hàng trăm năm quả là một sự vĩ đại của cha ông ta.
Cách đây 2000 năm, chỉ với phương thức truyền miệng, các thầy đồ Nho trong nước đã phiên âm chữ Hán bằng một âm tiếng Việt thống nhất. Chữ Nho được xem là “chữ ta” hay chữ viết chính thức trong suốt 2000 năm.
Chữ Nho đã giúp dân tộc ta thoát khỏi thời kỳ lạc hậu và dần chuyển sang thời kỳ ghi chép, sở hữu công cụ giao tiếp giúp việc đối nội, đối ngoại tốt hơn. Đồng thời, nhiều lĩnh vực khác cũng phát triển vượt bậc như: giáo dục, sáng tác thơ văn, kế thừa và phát triển tinh hoa của Trung Quốc và dựng lên nền văn minh người Việt.
Sự ra đời của chữ Nho góp phần làm cho dân ta không bị đồng hóa trong thời gian 1000 năm Bắc thuộc. Bản sắc dân tộc được giữ nguyên vẹn với tiếng mẹ đẻ và nền văn hóa riêng biệt. Đây được xem là chiến thắng vang dội và vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.
Những cách tạo chữ Nôm
Sau khi hiểu được định nghĩa chữ Nôm là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về các cách tạo chữ Nôm nhé!
Theo chiều dài hình thành và phát triển của chữ Nôm, người Việt chúng ta đã thể hiện sự thông minh trong việc kế thừa và tạo ra chữ viết của riêng mình trên cơ sở chữ Hán. Nhiều cách mượn của người Việt trong quá trình tạo ra chữ Nôm được tổng hợp như sau:
1. Mượn lẫn nghĩa và âm của chữ Hán
Cách này mượn cả nghĩa và âm đọc của chữ Hán để diễn tả và ghi chép các từ Hán Việt. Có tất cả 3 âm Hán Việt được ghi lại và sử dụng trong chữ Nôm như là:
+ Âm tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất phát từ âm tiếng Hán thuộc thời Đường. Ví dụ các từ phổ biến: “翁” - “Ông”, “婆” - “Bà”, “順利” - “Thuận lợi” và “功成名遂” - “Công thành danh toại”;
+ Âm cổ, có xuất xứ từ ngữ âm tiếng Hán phát triển trước thời Đường. Chữ Hán của từ “Mùa” là 務 (“Vụ” là âm Hán Việt tiêu chuẩn), từ “Bay” là 飛 (âm Hán Việt chuẩn nhất là “Phi”), “Buồng” - 房 trong khi tiêu chuẩn âm Hán Việt là “Phòng”.
Cách tạo chữ Nôm là gì?
+ Âm Việt hóa, bao gồm những âm gốc Hán bị thay đổi cách phát âm vì sự tác động của quy chuẩn ngữ âm tiếng Việt. Cụ thể là từ “Thêm” - 添 (phát âm chuẩn Hán Việt là “Thiêm”), từ “Nhà” - 家 (Âm chuẩn theo Hán Việt là “Gia”), từ “Khăn” - 巾 (“Cân” là âm chuẩn theo Hán việt) và từ “Ghế” - 几 (phát âm là “Kỉ” chuẩn theo Hán VIệt).
2. Mượn âm chữ Hán nhưng không mượn nghĩa
Ông bà ta ngày xưa ghi âm tiếng Việt bằng cách mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận với âm. Âm mượn chữ Hán có khả năng là âm Hán Việt cổ, âm Hán Việt Việt hóa hay âm Hán Việt tiêu chuẩn. Những từ này khi đọc lên nghe tương đối giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi đôi chút.
Âm Hán Việt tiêu chuẩn
+ Chữ 沒 phát âm là “Một” trong từ Hán có nghĩa là “chìm” được mượn trong từ Nôm để diễn tả từ “Một” trong “Một mình”;
+ Chữ 卒 - “Tốt” mang nghĩa binh lính được dùng để mô tả từ “Tốt” trong nghĩa “Tốt xấu”;
+ Chữ 昌 - “Xương” được hiểu là “hưng thịnh” tương đồng với từ “Xương” trong “Xương thịt” của chữ Nôm;
Âm Hán Việt tiêu chuẩn đọc chệch
+ Mượn âm “Giá” ta có từ “Gió” - 這;
+ Âm “Cửa” - 舉 được mượn từ âm “Cử”;
+ Mượn âm “Điếm” Hán Việt tiêu chuẩn cho từ “Đêm” - 店;
Đọc tương tự với âm Hán Việt cổ
Cách mượn âm chữ Hán nhưng không mượn nghĩa
+ Chữ “Keo” - 膠 trong “Keo dán” có âm Hán Việt tiêu chuẩn đọc là “Giao” được sử dụng để mô tả từ “Keo” trong cụm “Keo kiệt”;
+ Chữ “Búa” - 斧 trong từ “Cái búa” với âm “Phủ” là âm Hán Việt tiêu chuẩn để ghi cho từ “Búa” ở “Chợ búa” trong khi “búa” thuộc “chợ búa” là âm Hán Việt cổ ở chữ “Phố” - 鋪.
3. Mượn nghĩa và không mượn âm
Âm tiếng Việt được ghi lại khi mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa với từ cần ghi. Bên cạnh đó, trong từ Hán Việt còn có một loại chữ ghép vô cùng thú vị. Chữ ghép hay còn được gọi là chữ hợp thể, chúng được tạo ra bằng việc ghép hai hoặc nhiều hơn những chữ khác lại với nhau để trở thành một chữ và có nghĩa nhất định.
Các phần chữ tham gia cấu tạo nên chữ ghép có thể đóng vai trò như một thanh phù (bộ phận giúp biểu thị âm đọc của các chữ ghép) hay là nghĩa phù (phần thể hiện ý nghĩa của chữ ghép).
Trong vài trường hợp, các bộ phận có thể vừa là nghĩa phù và là thành phù hoặc sử dụng như một phù hiệu chỉnh âm để thông báo cho người đọc cần phải đọc âm chệch đi mới chính xác.
Chúng có thể được viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa hay là viết nguyên dạng. Đa phần thanh phù luôn có âm đọc gần giống hoặc giống với âm đọc chính của chữ ghép.
Bộ “Khẩu” - 口 (thường đặt ở bên trái chữ ghép) là phù hiệu chỉnh âm được dùng trong bộ chữ Nôm. Dấu “Cá” - 亇 (nguồn gốc từ chữ 个 - “Cá” được viết theo thể thức thảo thư và chúng thường xuất hiện bên phải chữ ghép).
Dấu nháy “?” được đặt ở bên phải của chữ ghép và bộ 厶 - “Tư” được đặt bên phải hoặc phía trên chữ ghép. Dấu “冫” chỉ được sử dụng trong các văn bản chữ Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam và thường đặt bên trái chữ ghép.
Các tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt hiện đại không ghi chép sự xuất hiện của phụ âm kép. Thế nhưng, phụ âm kép lại xuất hiện trong tiếng Việt giai đoạn trung đại trở về trước. Trong chữ Nôm hợp thể, người ta sử dụng một hoặc hai chữ làm thanh phù để mô tả các phụ âm kép này.
Trường hợp sử dụng 2 chữ làm thanh phù, một chữ biểu thị phụ âm thứ nhất trong phụ âm kép và chữ kia diễn tả phụ âm thứ hai có trong phụ âm kép.
Nét chữ Hán được lược bớt nhằm thể hiện phải phiên âm chệch đi
Việc lược bớt ít nhất là một nét của một vài chữ Hán khác nhau mang ý nghĩa giúp cho người đọc nhận biết chữ này cần phải đọc chệch đi.
4. Mượn âm của chữ Nôm có sẵn
Cách mượn âm có sẵn của chữ Nôm là gì? Cách này sử dụng bảng chữ Nôm có sẵn để ghi lại các từ tiếng Việt cận âm hoặc đồng âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa (nhưng khác âm) với chữ được vay mượn. Khi phát âm có thể đọc chệch đi hoặc đọc tương tự như âm đọc của chữ được mượn.
Đọc tương tự với âm đọc của chữ được mượn, chữ “Chín” ? trong cụm “Chín người mười ý” được sử dụng để diễn tả từ “Chín” trong cụm “Nấu chín”;
Đọc lệch âm, từ “Đá” ? trong “Hòn đá” thường dùng để ghi từ “Đứa” trong cụm từ “Đứa bé”.
5. Nhược điểm của chữ Hán chữ Nôm là gì?
Theo như nhiều nghiên cứu và biện pháp so sánh, chúng ta sẽ nhận thấy chữ Nôm phức tạp và có nhiều nét hơn chữ Hán. Lý do là vì bộ chữ Nôm đa phần là những từ bắt buộc phải ghép từ 2 chữ Hán lại với nhau. Điều này khiến chữ Nôm khó nhớ và khó học hơn cả chữ Hán vốn đã rất khó.
Vậy nhược điểm dễ nhận thấy của chữ Nôm là gì?
Người học cần phải có vốn chữ Hán nhất định để đọc và viết được chữ Nôm một cách trôi chảy. Hệ thống chữ Nôm cũng không có sự thống nhất: một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau và nhiều chữ có thể dùng để ghi cùng một âm tiết hay là ngược lại.
Tình trạng này xảy ra là vì hiện tượng “Tam sao thất bản”, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng thấp (bị mất nét, nhòe), phần vì trình độ của người khắc chữ ngày xưa. Chính vì vậy, ông bà ta thường nói “Nôm na là cha mách qué” hay “chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán”.
Xét trên phương diện ngữ học, nhược điểm của tiếng Nôm xuất phát từ số lượng âm nhiều hơn tiếng Hán (tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1280 âm, trong khi tiếng Việt đến tận 4500 - 4800 âm). Vì thế, người Việt xưa khi viết chữ Nôm thường dùng chữ “Khẩu” - 口 và dấu nháy >> đặt cạnh một chữ để diễn tả những chữ cận âm.
Đây là nguyên nhân chính làm cho việc đọc hiểu văn bản chữ Nôm trở nên vô cùng khó khăn. Người đọc cần phải giỏi ghi nhớ về mặt chữ để đoán cho đúng âm tiết của chữ khi phát âm.
Lịch sử hình thành và phát triển chữ Hán Nôm
Sự hình thành và phát triển
Phổ theo các nghiên cứu trong những năm thập niên 1990, người ta đã kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt theo chữ Hán) xuất hiện lần đầu tiên vào thường nhà Đường – Tống thuộc thế kỷ VIII và IX.
Vì vậy, chữ Nôm chỉ được ra đời sau khi định hình cách đọc Hán Việt, tức là trong khoảng thời gian sau TK X khi người Việt thoát khỏi ách thống trị của phương Bắc trong 1000 năm với chiến thắng của Ngô Quyền diễn ra vào năm 938.
Dấu tích của chữ Nôm rõ ràng hơn khi sang thời nhà Trần trước tác. Hàn Thuyên là người đóng góp công lớn phát triển thơ Nôm trong giai đoạn này với việc mở đầu cho thể Hàn Luật. Ông cũng đặt ra quy luật về bằng trắc (平/仄)với các thanh tiếng Việt trong thể thơ.
Khi mới xuất hiện trong thời gian đầu, chữ Nôm thuần túy chỉ mượn dạng chữ Hán không thay đổi để ghi âm tiếng Việt cổ (tức là mượn âm Hán để ghi chép tiếng Quốc âm). Phương pháp đó được gọi là chữ “giả tá” - 假借.
Theo thời gian, phương pháp ghép hai chữ Hán lại với nhau nhằm tạo ra nghĩa mới với phần gợi âm và gợi nghĩa sử dụng rộng rãi và có hệ thống riêng biệt. Phương pháp này được đặt tên là “hình thanh” và “hài thanh” nhằm tạo ra một loại chữ mới.
Chữ Nôm phát triển rầm rộ kể từ thời Lê về sau với số lượng văn học sáng tác bằng chữ Nôm tăng lên đáng kể trong suốt 500 năm (từ TK XV – TK XIX). Số lượng nhiều nhất phải kể đến những áng văn mang tính tiêu khiển, cảm hứng và thiên về phần tình cảm.
Tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất đa dạng và sáng tạo, từ văn tế đến Hàn Luật (thơ Nôm theo luật Đường), đến song thất lục bát, chèo, tuồng,… Thơ ca chữ Nôm đã mô tả đầy đủ diễn biến tình cảm của người Việt, lúc hào hùng, khi lại bi ai, lúc trang nghiêm và có khi châm biếm.
Sự kết thúc của chữ Nôm và chữ Hán
Nước ta vào giai đoạn cuối TK XIX tại Nam Kỳ, đầu TK XX ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới chính quyền thuộc địa và cai trị của Pháp, vị thế và vai trò của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu sụt giảm.
Vào năm 1864, tại Nam Kỳ, đã tổ chức cuộc thi Hương cuối cùng và tại Bắc Kỳ là năm 1915 và năm 1918 đối với Trung Kỳ. Kỳ thi Hội cuối cùng của nước ta được tổ chức đúng vào năm 1919.
Trong thời kỳ đó, chữ Hán vẫn còn được giảng dạy trong xã hội. Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa bắt đầu ngừng dạy chữ Hán trong trường bắt đầu từ năm 1950. Ở miền Nam, nền Giáo dục Việt Nam Cộng hòa ban hành quy định dạy chữ Hán cho học sinh trung học.
Chương trình giáo dục phổ thông của nước CHXHCN Việt Nam không còn giảng dạy chữ Hán sau khi thống nhất đất nước.
Nền văn học chữ Nôm cùng các tác phẩm nổi tiếng Việt Nam
Văn học chữ Nôm xuất hiện muộn hơn văn học chữ Hán (rơi vào cuối TK XIII), tồn tại và có sự phát triển vượt bậc đến hết thời kỳ văn học Trung Đại. Những tác phẩm thơ đóng góp chủ yếu trong văn học chữ Nôm và số ít văn xuôi.
Nền văn học chữ Nôm chỉ có một số ít thể loại bắt nguồn từ Trung Hoa như văn tế, thơ Đường luật và phú. Đa phần, văn học chữ Nôm là các thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (theo thể song thất lục bát), hát nói (thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), truyện thơ (lục bát) hay những thể loại thi văn Trung Quốc đã được Việt hóa.
Những tác phẩm văn học chữ Nôm nổi tiếng Việt Nam được lưu truyền cho đến nay:
+ Truyện Kiều – Nguyễn Du;
+ Chinh phụ ngâm khúc được viết bởi thi hào Đoàn Thị Điểm;
+ Lục Vân Tiên thơ Lục Bát – Tác giả Nguyễn Đình Chiểu;
+ Qua Đèo Ngang (thất ngôn bát cú Đường Luật) – Bà Huyện Thanh Quan;
+ Bài thơ “Bánh trôi nước” - Thi sĩ Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm;
+ Bạn đến chơi nhà – Đại thi hào Nguyễn Khuyến;
Lời kết
Trên đây là tất cả thông tin về chủ đề Chữ Nôm là gì mà các bạn có thể tham khảo. Chữ Nôm là một phần không thể thiếu trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta và là một công trình kiến thức vĩ đại. Chữ Nôm đã giúp ông cha ta tránh khỏi bị đồng hóa và giữ lại bản sắc dân tộc đặc trưng. Đây xứng đáng là một trong những phát minh mang tầm thế giới của ông cha ta.